Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới, tác động tới khả năng mang thai tự nhiên của vợ chồng. Tình trạng này có thể xuất phát từ nguyên nhân suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Vậy tinh trùng yếu là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Tìm hiểu tất tần tật thông tin xung quanh tình trạng “tinh trùng yếu” qua bài đăng sau đây!
Tinh trùng yếu là gì?
Tinh trùng yếu là tình trạng tinh trùng bị suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng. Cụ thể, có thể xác định “chất lượng tinh binh” thông qua một số tiêu chí sau:
- Tỷ lệ di động của tinh trùng dưới 75%.
- Tỷ lệ tinh trùng chết hoặc không di động vượt quá 25%.
- Lượng tinh dịch mỗi lần xuất tinh dưới 2ml, với số lượng tinh trùng dưới 40 triệu/ml.
Tinh trùng yếu được xếp vào một dạng tinh trùng ít, gây khó khăn trong quá trình thụ thai. Nguyên nhân chính có thể xuất phát từ chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thiếu dưỡng chất, lối sống không lành mạnh hoặc các bệnh lý liên quan tới sức khỏe sinh sản.
Dấu hiệu tinh trùng yếu vô sinh
Nam giới có thể nhận biết tình trạng tinh trùng yếu thông qua những dấu hiệu điển hình sau đây:
Tinh dịch loãng và số lượng ít
Tinh dịch không có độ dính, nhớt mà loãng như nước vo gạo cho thấy sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng tinh trùng.
Tinh dịch vón cục
Xuất hiện các hạt trắng nhỏ như hạt cơm, khi bóp mịn như bột. Điều này khiến tinh trùng khó di chuyển và dễ chết.
Tinh dịch đông đặc
Tinh dịch bình thường sẽ hóa lỏng trong vòng 60 phút ở nhiệt độ khoảng 37°C. Nếu tinh dịch đông đặc hoặc chỉ hóa lỏng một phần, tinh trùng sẽ khó di chuyển.
Màu sắc tinh dịch bất thường
- Màu vàng hoặc xanh: Màu sắc bất thường có thể do nguyên nhân viêm nhiễm
- Màu nâu: Tinh dịch có màu nâu có thể do lẫn máu. Đây là dấu hiệu của bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu hoặc bệnh lý liên quan tới cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân tinh trùng yếu
Nguyên nhân bệnh lý
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn, dẫn đến tăng nhiệt độ và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Tình trạng này có thể làm suy giảm chất lượng tinh trùng, gây khó khăn trong việc thụ thai.
- Nhiễm trùng: Viêm mào tinh, viêm tinh hoàn hoặc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, HIV có thể làm giảm chất lượng tinh trùng. Những bệnh lý này gây tổn thương trực tiếp đến các cơ quan sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Khi hormone sinh sản bị rối loạn, quá trình sản xuất tinh trùng sẽ bị gián đoạn. Điều này dẫn đến số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm, gây khó khăn trong việc thụ thai.
- Khối u: Các khối u ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, làm rối loạn hormone sinh sản. Sự thay đổi này có thể làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Lối sống không lành mạnh
- Rượu bia và thuốc lá: Làm giảm nồng độ hormone testosterone gây suy giảm chất lượng tinh trùng.
- Căng thẳng kéo dài: Ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất hormone sinh dục nam.
- Thừa cân, béo phì: Làm mất cân bằng nội tiết tố, giảm khả năng sinh tinh.
Nguyên nhân môi trường
- Hóa chất công nghiệp: Tiếp xúc với thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ hoặc sơn.
- Kim loại nặng: Phơi nhiễm với chì và các kim loại khác làm giảm khả năng sinh tinh.
- Tia xạ: Gây tổn thương nghiêm trọng đến khả năng sinh tinh.
Nhận biết tinh trùng yếu và chẩn đoán tình trùng tinh trùng khỏe hay yếu
Quy trình chẩn đoán bao gồm:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Thăm khám lâm sàng bao gồm kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài và hỏi về tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt để đánh giá sức khỏe sinh sản.
Bước 2: Xét nghiệm tinh dịch đồ
Xét nghiệm tinh dịch đồ có thể đánh giá hình dạng, khả năng di động và số lượng của tinh trùng.
Lưu ý trước khi tiến hành lấy mẫu tinh dịch:
- Kiêng xuất tinh trong thời gian ít nhất 2 ngày và không quá 11 ngày.
- Không sử dụng chất bôi trơn khi tiến hành lấy mẫu.
- Đảm bảo lấy đủ lượng tinh dịch để kết quả kiểm tra được chính xác nhất.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như siêu âm tinh hoàn, định lượng hormone hoặc phân tích gen để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Phương pháp điều trị tinh trùng yếu
Cách chữa tinh trùng yếu tại nhà: Thay đổi lối sống
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giàu dưỡng chất: Rau xanh, hải sản, quả hạch, trái cây tươi, trứng,…
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
Điều trị bệnh lý
- Kháng sinh: Điều trị các bệnh lý viêm nhiễm liên quan tới cơ quan sinh dục và viêm đường tiết niệu.
- Liệu pháp hormone: Sử dụng khi nam giới gặp tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.
- Phẫu thuật: Điều trị bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc tắc ống dẫn tinh.
Cách phòng ngừa tinh trùng yếu
- Ăn uống lành mạnh: Tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu kẽm và selen.
- Tránh căng thẳng: Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc.
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao: Tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Hạn chế tiếp xúc độc tố: Mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại.
- Mặc đồ thoáng mát: Tránh nhiệt độ cao ở vùng bìu.
Tinh trùng yếu là tình trạng phổ biến nhưng có thể cải thiện nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Duy trì lối sống lành mạnh, tránh các yếu tố nguy cơ và thực hiện điều trị đúng cách sẽ giúp nam giới nâng cao sức khỏe sinh sản.